Sau 20 năm kể từ kỳ World Cup 2002 tổ chức đồng thời tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người hâm mô môn thể thao vua lại thấy sự trỗi dậy của các đại diện châu Á. Thay vì 4 đội bóng tại kỳ World Cup trước, châu Á năm nay có tới 6 đại diện tham gia tranh tài tại kỳ World Cup 2022 sau 1 tháng nữa. Đó là Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Iran và chủ nhà Qatar.
Đây chính xác là số lượng đội bóng châu Á lớn nhất tham dự vào một vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới. Kết quả của loạt trận giao hữu quốc tế vừa qua cho thấy các đại diện châu Á tại World Cup 2022 đều thi đấu tốt bởi họ sở hữu trong tay những lợi thế nhất định.
Chuỗi thành tích ấn tượng
Ngày 23.9 tại sân Deokyang Eoulim Nuri, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc đã cầm hòa Costa Rica tỷ số 2-2 bằng bàn thắng muộn màng nhưng cực kỳ đẹp mắt của trụ cột Son Heung Min.
Mặc dù không phải một kết quả quá tốt nhưng Costa Rica hoàn toàn không phải là một đối thủ dễ chơi. Nên nhớ đội bóng vùng Bắc Trung Mỹ – Caribbean này từng là một đối thủ ngang sức ngang tài với Mỹ và Mexico, lọt vào tứ kết World Cup 2014.
Mặc dù khá chật vật nhưng Saudi Arabia cũng đã cầm hòa được Ecuador. Iran hạ gục Uruguay nhờ pha ghi bàn của tiền đạo Porto – Taremi. Nhật Bản cũng xuất sắc đánh bại đội bóng của Hoa Kỳ – xếp hạng 16 FIFA. Australia gây ấn tượng khi thắng trận trước Peru – đây là đội tuyển xếp thứ năm vòng loại World Cup 2022 Nam Mỹ. Chỉ mình chủ nhà Qatar lạc nhịp khi để thua Canada 0-2.
Sức mạnh và vị thế của các đội tuyển châu Á ở World Cup 2022 là không thể xem thường.
Lợi thế các đội tuyển châu Á tại World Cup 2022
Hội quân World Cup 2022 diễn ra ngay trong lúc các câu lạc bộ phải ra sân dồn dập tại các giải châu lục khác. Điều này khiến cho các đội tuyển châu Á có lợi thế thể lực tốt hơn so với các đại diện châu Âu, Nam Mỹ.
So với các nền bóng đá châu Á khác thì Nhật Bản có nhiều cầu thủ chơi bóng ở châu Âu nhất hiện nay. Nhưng không phải ngôi sao Nhật Bản nào đang chơi bóng ở châu Âu cũng có được vị trí đá chính thức trong câu lạc bộ. Minamino – tiền đạo của Monaco chỉ mới ra sân 4 trận trong tổng số 10 trận mùa giải này và những Kaoru Mitoma, Junya Ito hay Genki Haraguchi cũng có số phận tương tự.
Một số sao trẻ khác như Takefusa Kubo (Real Sociedad) hay Ritsu Doan (Freiburg) mặc dù chiếm được chỗ đứng ở các CLB danh giá nhưng cũng chưa đạt trình độ phải ra sân hết trận này đến trận khác.
Tình hình của tuyển Hàn Quốc và Iran cũng tương tự. Son Heung Min (Tottenham) và Taremi (Porto) có thể là những trụ cột không thể thay thế ở CLB của họ. Nhưng Hàn Quốc còn Hwang Hee-Chan và Iran còn Azmoun và Ghoddos vẫn đang ngồi ghế dự bị ở trời Âu. Các gương mặt kể trên khi trở về khoác áo đội tuyển quốc gia đều sẽ giữ được thể lực sung sức.
>>> Tham gia cá cược bóng đá đỉnh cao tại Fun88
Càng gần World Cup lợi thế càng lớn
Các cầu thủ châu Á chơi ở trong nước càng có lợi thế hơn so với các cầu thủ chơi bóng nước ngoài. Lí do bởi các giải vô địch quốc gia Đông Á là K-League và J-League đều kết thúc trong tháng 11. Các cầu thủ Nhật và Hàn chơi các giải trong nước sẽ có đến hơn 2 tuần để nghỉ ngơi và hội quân, tập luyện cùng đội tuyển quốc gia trước thềm World Cup 2022. Mặt khác các cầu thủ trở về từ các câu lạc bộ châu Âu chỉ có thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị trong 1 tuần.
Các đại diện Đông Á sẽ có lợi thế thể lực và sự chuẩn bị tốt hơn những đối thủ đến từ châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ,… Cộng thêm lợi thế khi World Cup 2022 được tổ chức tại một quốc gia châu Á là Qatar. Rất nhiều yếu tố đang ưu ái cho các đại diện đến từ châu Á nên sẽ không có gì bất ngờ nếu những chiến thắng như loạt trận giao hữu mới đây sẽ lặp lại sau một tháng nữa.
Tạm kết
Cả nền bóng đá nói chung và các cầu thủ châu Á nói riêng luôn không được làng bóng định giá cao. Thế nhưng, trong môn thể thao vua mọi chuyện đều có thể xảy ra, lịch sử luôn có khả năng bị thay đổi. Sau trong 20 năm, châu Á mới lại được đăng cai tổ chức một giải đấu World Cup. Người hâm mộ châu Á đang đặt kỳ vọng các đội tuyển của họ có thể tiến xa trong mùa giải năm nay.